Trong làn sóng âm nhạc Việt Nam, có một tên tuổi không thể không kể đến, đó là nhạc sĩ Lam Phương. Với bàn tay và tâm hồn sáng tạo, ông đã để lại dấu ấn đặc biệt trong lòng người yêu nhạc. Nhạc sĩ Lam Phương đã trải qua một cuộc sống đầy thăng trầm và để lại một di sản âm nhạc vĩ đại với khoảng 217 tác phẩm. Nhạc sĩ còn một bút danh khác là Thương Anh
Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh năm 1937 ở làng Vĩnh Thanh Vân, quận Châu Thành, tỉnh Rạch Giá (hiện nay là phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang). Gia đình ông vốn là người gốc Hoa, di dân sang Việt Nam lập nghiệp. Ông là anh cả trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, lớn lên cùng mẹ và năm người em, cha ông đã bỏ đi theo người phụ nữ khác khi ông còn nhỏ.
Lúc 10 tuổi, ông được mẹ gửi lên Sài Gòn để học, sống cùng người bác ruột. Tại đây, ông bắt đầu khám phá âm nhạc và có may mắn được sự hướng dẫn của hai nhạc sĩ nổi tiếng là Hoàng Lang và Lê Thương. Ông chọn bút danh Lam Phương, lấy từ hai chữ trong tên thật của mình - Lâm và Phùng, với ý nghĩa "hướng về phương trời màu xanh hy vọng". Khi mới 15 tuổi, ông đã sáng tác ca khúc đầu tiên “Chiều thu ấy”, tác phẩm đầu tay này được ông bán lẻ ở Sài Gòn dưới dạng nhạc bướm nhờ vào tiền vay mượn bạn bè để thuê nhà in và thêu xe chở đi bán. Thành công từ tác phẩm đầu tay là động lực để ông miệt mài sáng tác. Những năm sau đó, tuy gặp nhiều khó khăn về tài chính, vẫn phải vay tiền bạn bè những ông đã tự phát hành nhiều bài hát hay, được người nghe đón nhận. Trong đó có tác phẩm “Khúc ca ngày mùa” viết về quê hương được phổ biến rộng rãi, được các lớp học trò tập ca múa và biểu diễn.
Năm 1958, ông nhập ngũ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, sau đó gia nhập đoàn văn nghệ Bảo An, Hoa Tình Thương và sau cùng là Biệt đoàn văn nghệ Trung ương cho đến ngày giải phóng Sài Gòn năm 1975.
Ngày 30/04/1975, ông cùng gia đình lên tàu tị nạn và định cư tại Mỹ. Tại đây, ông đã phải làm rất nhiều công việc khác nhau để lo cho gia đình, từ những công việc chân tay dọn dẹp, lau chùi cho đến những công việc cơ khí nặng nhọc. Cuộc sống nơi xứ người dần ổn định thì cuộc hôn nhân với người vợ đầu tiên (bà Túy Hồng) dừng lại, sau đó ông trải qua hôn nhân với hai người phụ nữ khác những cũng nhanh chóng đổ vỡ.
Năm 1999, ông gặp vấn đề về sức khỏe và rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Nhờ người em gái ở Pháp đến chăm sóc mà ông đã dần bình phục sức khỏe, mặc dù không thể được tốt như trước.
Năm 2020, người nhạc sĩ tài hoa ra đi tại Mỹ.
Cuộc đời của nhạc sĩ Lam Phương được khắc họa bởi sự đam mê âm nhạc từ thuở nhỏ. Với tài năng và niềm đam mê mãnh liệt, ông đã vượt qua nhiều khó khăn để theo đuổi đam mê sáng tác âm nhạc.
Âm nhạc:
Năm 15 tuổi, “Chiều thu ấy” là tác phẩm đầu tay của ông. Từ thành công của bản nhạc bướm đi bản lẻ, ông sáng tác và được khán giả biết đến nhiều hơn với hai ca khúc “Kiếp nghèo” (1955) và “Chuyến đò vỹ tuyến” (1956). Những tác phẩm của ông trong thời gian này chủ yếu nói về dấu mốc quan trọng của đất nước năm 1954 khi đất nước bị chia cắt ( Chuyến đò vỹ tuyến, Đoàn người lữ thứ, Nhạc rừng khuya, Nắng đẹp miền Nam) và nói về người lính, về quân đội (Tình anh lính chiến, Bức tâm thư, Chiều hành quân).
Những năm thập niên 1960, nhạc sĩ Lam Phương có rất nhiều ca khúc nổi tiếng như Duyên kiếp, Tình bơ vơ, Thành phố buồn. Đặc biệt là ca khúc Thành phố buồn, bản nhạc giúp ông có thể mua nhà cho gia đình.
Sau khi nhạc sĩ lập gia đình, ông viết nhiều ca khúc mang giai điệu tươi vui, nổi bật nhất có ca khúc Ngày hạnh phúc.
Thời điểm ông cùng gia đình lên tàu tị nạn vào ngày Sài Gòn giải phóng, bài hát Con tàu định mệnh ra đời trong hoàn cảnh ấy. Đến nơi xứ người, ông viết tiếp ca khúc Mất với lời ca da diết khi phải rời xa quê hương, bắt đầu cuộc sống mới nơi đất khách.
Cuộc sống của ông nơi xứ người trải qua nhiều vất vả, khó khăn. Ông phải làm nhiều nghề để trang trải, lo cho gia đình. Hạnh phúc gia đình không may tan vỡ, ông vô cùng buồn bã và hang loạt ca khúc ra đời như Điên, Lầm, Tiếc, Say.
Sau khi hôn nhân tan vỡ, ông lại tay trắng sang Pháp, ông rời đi không phải là đi tị nạn chính trị như những người khác mà đi tị nạn ái tình. Ở Paris, ông dần vui tươi trở lại khi gặp một người phụ nữ tên Hường. Những bài hát như Bé yêu, Bài tango cho em, Mùa thu yêu đương được viết trong thời điểm ông gặp người phụ nữ ấy. Tuy nhiên, cuộc tình này không kéo dài lâu, chóng vánh dừng lại nên sau đó ông viết bài Tình vẫn chưa yên để nói về chuyện tình cảm thăng trầm của mình. Cũng trong thời gian này, ông bắt đầu cộng tác với Trung tâm Thúy Nga
Kịch nói:
Khi ông lập gia đình với bà Túy Hồng vào năm 1959, được sự động viên từ chồng, bà thành lập một đoàn kịch riêng mang tên Đoàn kịch “Sống-Túy Hồng”. Đoàn kịch này đã đưa tên tuổi của vợ chồng nhạc sĩ lên cao. Tất cả các vở kịch của đoàn đều do vợ ông đóng chính và ghép nhạc của ông làm cho vở kịch thêm hấp dẫn và truyền cảm hơn, người xem ngày một đông hơn.
[caption id="attachment_7690" align="aligncenter" width="560"] Nhạc sĩ Lam Phương và vợ - Ca sĩ Túy Hồng[/caption]
Anh đã biết
Bài Tango cho em (1980)
Bài thơ không đoạn kết
Bãi nắng
Bé yêu
Biển sầu (1983)
Biển tình (1966)
Biết đến bao giờ (1965)
Bọt biển
Bức tâm thư (1957)
Buồn (1978)
Buồn chi em ơi (1963)
Buồn không em
Cám ơn người tình
Chắp tay nguyện cầu
Chấp nhận (1984)
Chỉ có em
Chỉ còn là kỷ niệm
Chiếc áo mùa đông (1960)
Chiều hành quân (1958)
Chiều hoang đảo
Chiều hoang vắng (1968)
Chiều tàn (1959)
Chiều Tây Đô (1984)
Chiều thu ấy (1952)
Cho em quên tuổi ngọc
Chờ (1978)
Chờ một ngày (1996)
Chờ người (1970)
Chúc mừng
Chung mộng (1998)
Chuyện buồn ngày xuân (1976)
Chuyện tình nàng Tô Thị
Chuyến đò vỹ tuyến (1956)
Chuyến tàu Thống Nhất (1957)
Cỏ úa
Con chim nhỏ mắt người tình
Con đường tôi về
Con tàu định mệnh (1975)
Còn mỗi đêm nay
Dòng lệ
Duyên kiếp (1961)
Đêm buồn (1963)
Đời còn nhiều ngăn cách
Đà Lạt cô liêu
Đánh mất đêm vui
Đèn khuya (1960)
Đêm dài chiến tuyến (1966)
Đêm tiền đồn (1970)
Đò tình (1990)
Đoạn cuối một cuộc tình
Đoàn người lữ thứ (1956)
Đơn côi (1964)
Đường đi trọn kiếp
Đường về quê hương
Đường trần
Em đi rồi (1988)
Em là tất cả (1965)
Gác vắng (1992)
Giã từ người yêu (1971)
Giòng lệ
Giọt lệ sầu (1969)
Gửi người ngàn dặm
Hạnh phúc mang theo
Hạnh phúc trong tầm tay
Hoa đầu mùa (1959)
Hương thanh bình (1955)
Khóc mẹ (1979)
Khóc thầm (1972)
Khúc ca ngày mùa (1955)
Kiếp nghèo (1955)
Kiếp phiêu bồng (1992)
Kiếp tha hương (1961)
Kiếp ve sầu (1959)
Kỷ niệm sầu
Lá thư xanh (1962)
Lá thư xuân (1955)
Lá thư miền Trung (1957)
Lầm (1978)
Lạy trời con được bình yên (1974)
Lời yêu cuối (1974)
Mất (1978)
Mình mất nhau bao giờ
Mộng ước (1960)
Một đêm trăng (1956)
Một đời tan vỡ (1983)
Một kỷ niệm (1965)
Một mình (1989)
Một suy tư (1990)
Một thời hoa mộng
Mơ (1978)
Mùa hoa phượng (1955)
Mưa lệ
Mùa phượng cuối
Mùa thu yêu đương (1980)
Mùa thu vào mộng
Mùa xuân nào ta về (1993)
Mùa xuân không còn nữa (1990)
Nắng đẹp miền Nam (1956)
Ngày buồn (1971)
Ngày em đi (1992)
Ngày hạnh phúc (1960)
Ngày tạm biệt (1960)
Nghẹn ngào (1969)
Nguyện cầu cho người
Người đến rồi đi
Nhạc rừng khuya (1954)
Nhớ (1995)
Như giấc chiêm bao (1990)
Những gì cho em (1968)
Niềm tin
Niềm vui đơn côi
Niềm vui không trọn vẹn
Nửa đời gian khổ
Nửa đời yêu em
Phút cuối (1971)
Quên (1978)
Rừng xanh thương nhớ (1984)
Rừng xưa (1963)
Sài Gòn ơi vĩnh biệt
Sầu viễn xứ
Sầu ly hương (1955)
Say (1978)
Tạ ơn mẹ
Tàn thu
Tan vỡ
Tàu về tương lai (1983)
Tháng Tư buồn (1981)
Thành phố buồn (1970)
Thiên đàng ái ân (1980)
Thu đến bao giờ (1983)
Thu sầu (1969)
Thương (1981)
Thương nhau trọn đời
Thương con
Thương về quê em (1990)
Thuyền không bến đỗ (1973)
Tiếc (1978)
Tiễn người đi (1960)
Tim vỡ
Tìm vết chân xưa
Tình anh lính chiến (1959)
Tình bơ vơ (1969)
Tình chết theo mùa đông (1974)
Tình cố đô (1955)
Tình đau
Tình đầu muôn thuở (1966)
Tình đẹp như mơ
Tình hè (1989)
Tình hồng Paris (1990)
Tình lặng lẽ
Tình mẹ (1956)
Tình mùa đông
Tình người viễn xứ
Tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi (1965)
Tình như mây khói (1973)
Tình vẫn chưa yên (1983)
Tình thiên thu
Tình trăm năm
Tôi sẽ đi (1990)
Trả lại em
Trăm nhớ ngàn thương (1970)
Trăng thanh bình (1954)
Trước lầu Ngưng Bích
Tuổi mơ (1995)
Tuyết muộn
Từ lúc em đi[21]
Vĩnh biệt (1964)
Vĩnh biệt người tình
Vĩnh biệt Sài Gòn
Vòng tay chờ đợi (1987)
Vùng trời ngày đó
Xa (1994)
Xin thời gian qua mau (1967)
Xót xa
Xuân mộng
Yêu nhau bốn mùa
Yêu thầm
Nhạc sĩ Lam Phương đã để lại một dấu ấn không thể phai nhạt trong lòng khán giả. Những tác phẩm của ông không chỉ trở thành biểu tượng âm nhạc mà còn mang sức mạnh cảm xúc. Tác phẩm của Lam Phương không chỉ đánh dấu một thời kỳ âm nhạc, mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho những người trẻ trên con đường sáng tạo. Nhạc sĩ Lam Phương - một tài năng âm nhạc đã mãi mãi khắc sâu trong trái tim người hâm mộ.